0936.336.389
0936 336 389

Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2015

Tới tham dự Diễn đàn có Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, Ông Bùi Thế Đức - Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Ông Phạm Anh Tuấn - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ông Lê Bá Trình - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ông Trần Việt Thanh - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, và ông Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Diễn đàn còn thu hút sự tham gia đông đảo của hơn 200 đại biểu của các doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia, doanh nghiệp Việt Nam và Hiệp hội ngành hàng, cùng chuyên gia thương hiệu, các nhà nghiên cứu và cơ quan thông tấn báo chí. 
 
 
Bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu khai mạc
 
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2015, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết, Chương trình Thương hiệu Quốc gia là chương trình duy nhất của Chính phủ với mục đích quảng bá các hình ảnh thương hiệu quốc gia thông qua các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và hàng hóa, giao cho Bộ Công Thương chủ trì. Thứ trưởng tin rằng Diễn đàn sẽ có được những trao đổi, phân tích từ đó đưa ra các định hướng phát triển được thương hiệu Việt Nam, xây dựng được thương hiệu Việt Nam, thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương, thương hiệu ngành hàng… để sản phẩm của Việt Nam có chỗ đứng tại thị trường trong nước cũng như vươn ra thế giới.
 
dai bieu tham du
 
Đại biểu tham gia đông đảo tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2015
 
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng nhấn mạnh, nếu sản phẩm tốt, chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng không được xây dựng thương hiệu, không được người tiêu dùng biết đến thì sản phẩm đó khó phát triển được. Thông qua Diễn đàn, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa mong muốn, các đại biểu sẽ có những trao đổi, thảo luận để từ đó có được định hướng xây dựng thương hiệu của Việt Nam nói chung và các thương hiệu, các ngành hàng của địa phương cũng như các sản phẩm có uy tín nói riêng sẽ được người tiêu dùng Việt Nam cũng như quốc tế biết và tin dùng.
 
Cho biết về lịch sử hình thành Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ, Chương trình Thương hiệu Quốc gia (THQG) ra đời theo Quyết định số 253 ngày 25/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ, giao cho Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức kinh tế và doanh nghiệp triển khai. Mục tiêu của chương trình THQG là nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, phát triển, bảo vệ thương hiệu. Lựa chọn các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam để hỗ trợ và phát triển theo các giá trị vủa Chương trình là "Chất lượng-Đổi mới, Sáng tạo-Năng lực tiên phong" và quảng bá hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị này trên thị trường trong nước và thị trường thế giới tới các đối đối tượng mục tiêu.
 
 
Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại
 
Ông Bùi Huy Sơn cũng cho biết, các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của doanh nghiệp về vấn đề xây dựng thương hiệu đã được tổ chức thông qua các hội thảo, diễn đàn, các lớp tập huấn, đào tạo; phát hành các ấn phẩm thông tin tuyên truyền kiến thức về xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp. Từ đó đã góp phần tích cực tăng cường nhận thức về thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp cả nước, phát động phong trào xây dựng thương hiệu theo định hướng đúng đắn mà quốc gia hướng tới.
 
Tuy nhiên, ông Bùi Huy Sơn cũng cho hay, vẫn còn doanh nghiệp Việt Nam dù đã có chuyển biến về nhận thức đối với xây dựng thương hiệu nhưng tiềm lực, năng lực còn hạn chế. Do vậy, thời gian tới, chương trình Thương hiệu Quốc gia tiếp tục triển khai hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp để đạt tiêu chuẩn quốc gia; tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đồng thời nhận được hỗ trợ, quảng bá cung cấp thông tin về thị trường; tham gia các lớp nâng cao kỹ năng phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại và đặc biệt là tham gia các chương trình Tự hào Thương hiệu Quốc gia, để chia sẻ, học tập kinh nghiệm và áp dụng vào doanh nghiệp của mình.
 
đại biểu tham gia diễn đàn
 
Các Diễn giả tham gia Diễn đàn
 
Còn theo ông Lại Tiến Mạnh, đại diện Brand Finance - Công ty tư vấn thương hiệu quốc tế tại Việt Nam, giá trị thương hiệu của Việt Nam tính năm 2014 là 172 tỷ USD, tăng trưởng 30% so với năm 2013 và tính trong khối ASEAN, Việt Nam vươn lên đứng thứ 6, sau Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippin, v.v... Tuy nhiên, dường như các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng nhiều vào việc xây dựng thương hiệu trong xu thế hội nhập trong khi áp lực cạnh tranh thời gian tới là rất lớn.
 
Ông Lại Tiến Mạnh khẳng định, Thương hiệu Quốc gia là thành tố quan trọng nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam bởi nó có thể tác động tới cán cân thanh toán bằng cách tạo ra ảnh hưởng tới đầu tư, thu hút vốn, khuyến khích người dân trong và ngoài nước mua sắm sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy, rõ ràng, các doanh nghiệp cần đầu tư hơn cho xây dựng thương hiệu. Mà muốn làm được vậy, bản thân doanh nghiệp phải có định hướng, xây dựng thương hiệu xuất phát từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa một cách bền vững và tạo ra niềm tin với khách hàng.
 
ông Đỗ Kim Lang
 
Ông Đỗ Kim Lang Phó Cục trưởng Cục XTTM  tặng hoa cho các đơn vị đồng hành
 
Đại diện của Nhà máy nước khoáng Thạch Bích, thương hiệu nước khoáng đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2014 chia sẻ việc gắn logo “Vietnam Value” cùng dòng chữ “Tự hào Thương hiệu Quốc gia” trên sản phẩm đã tạo cơ hội cho các sản phẩm của Nhà máy dễ được khách hàng, người tiêu dùng trên toàn quốc nhận biết, nhiều tổ chức sự kiện tầm Quốc gia và Quốc tế đã sử dụng sản phẩm của Thạch Bích, qua đó tạo cú hích cho sự cạnh tranh trên thị trường, góp phần tăng sản lượng tiêu thụ.
 
Ngoài ra, tại Diễn đàn, các đại biểu còn được nghe chuyên gia nước ngoài trình bày về thái độ tiêu dùng của người Việt với hàng Việt rằng chỉ số niềm tin người tiêu dùng ngày càng gia tăng đối với các sản phẩm hàng hóa Việt Nam, thương hiệu Việt dần có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng và đa số người Việt coi đó là niềm tự hào khi sử dụng các thương hiệu sản phẩm Việt Nam. Diễn đàn cũng đã thảo luận về những vấn đề cụ thể như: Các yếu tố đóng góp cho giá trị Thương hiệu Quốc gia; Quan điểm và thái độ của người tiêu dùng Việt Nam đối với việc lựa chọn thương hiệu Việt Nam và thương hiệu nước ngoài; Thương hiệu Quốc gia, Thương hiệu địa phương: Góc tiếp cận chiến lược; Cơ hội hợp tác giữa các Bộ/ ngành trong lĩnh vực phát triển thương hiệu quốc gia./.
 
(Cục Xúc Tiến Thương Mại)

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vì sao chọn Vietpower

TOP 1
Chuyên hội chợ quốc tế

TOP 5
Công ty lữ hành Việt Nam

TOP 7
Các đơn vị làm Visa nước ngoài

Đặt tour
Dễ dàng nhanh chóng chỉ 3 bước

Thanh toán
Đơn giản, an toàn và linh hoạt

Hotline
0936 336 389 Trực tuyến 24/7