0936.336.389
0936 336 389

Ngành hàng nông sản Myanmar

 Với tài nguyên đất trù phú và nguồn nước dồi dào, điều kiện khí hậu đa dạng phục vụ nông nghiệp, biên giới mở cửa, các quy định hạn chế và mức lương thấp, dự đoán về mức tăng trưởng nông nghiệp và chế biến nông sản cả về cung và cầu đều rất lạc quan. So với các nước đang phát triển khác, những thách thức về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ở Myanmar bao gồm cơ sở hạ tầng hiện đại còn hạn chế và hệ thống ngân hàng cũng như hệ thống pháp lý còn kém phát triển.

Myanmar ngày càng nổi lên trên thị trường thế giới. Nước này là thành viên của WTO, ASEAN, BIMSTEC, GMS và ACMECS. Các thị trường trong khu vực cũng mở cửa với các hiệp định thương mại mới, kết nối Myanmar với các nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực có chung đường biên giới.

Chính quyền Myanmar đã bắt đầu một chương trình đổi mới chính sách tự do hóa hầu hết các thị trường và mở cửa cho lĩnh vực tư nhân, cả trong nước và nước ngoài. Myanmar cũng tăng đầu tư nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành hàng nông sản và nông nghiệp. Nước này có vị trí chiến lược đối với các thị trường xuất khẩu, nằm ở biên giới giữa Nam Á, Đông Nam Á và Trung Quốc, có thị trường tiêu dùng 3,6 tỷ dân.

Ngành nông nghiệp Myanmar chuyển từ kinh tế tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hóa định hướng thương mại và việc mở rộng các công ty kinh doanh nông sản (ABCs) đã diễn ra nhanh chóng. Diện tích đất trồng do các công ty này mua hoặc thuê đã tăng lên từ 225.242 mẫu Anh năm 1999 lên 2,3 triệu mẫu năm 2013.

Các tổ chức công nghiệp cũng đang nổi lên trong thị trường tự do mới này. Phòng thương mại và công nghiệp liên bang Myanmar (UMFCCI) xúc tiến phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Các hiệp hội thương mại định hướng phát triển khác gồm có: Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu nông sản Myanmar (MAFPEA) hỗ trợ đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cấp các tiêu chuẩn thực phẩm quốc gia; Hiệp hội ngành gạo Myanmar (MRIA) là một đối tác của chính phủ hỗ trợ tái thành lập ngành gạo trở thành nước dẫn đầu trên thế giới. Hiệp hội các nhà trồng và sản xuất cao su Myanmar (MRPPA) cũng đang nỗ lực giúp ngành sản xuất cao su quốc gia tăng chất lượng để cạnh tranh với các thị trường trong khu vực và trên thế giới.

 

Ngành hàng nông sản Myanmar

 

Cơ hội và thách thức

Nong_san_Myanmar_1Những điểm mạnh của ngành nông nghiệp Myanmar có ảnh hưởng tới các nước khác gồm có: điều kiện khí hậu đa dạng, đất trồng phong phú dồi dào, bờ biển dài (khoảng 3000km), nguồn nước dồi dào và vị trí chiến lược để xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN.

Nước này có rất nhiều tiềm năng phát triển các loại cây trồng (như cao su, dầu cọ), các ngành nông sản (đậu nành, bột mỳ, ngô, ngô non, củ cải đường, cây họ đậu) và các ngành cung cấp đầu vào (giống, hóa nông).

Việc thiếu chiến lược phát triển của chính phủ, cơ sở hạ tầng nghèo nàn (như đường, internet và điện), hệ thống ngân hàng kém phát triển và lực lượng lao động có kỹ năng chưa cao là một số vấn đề mà ngành nông nghiệp Myanmar đang gặp phải.

Myanmar vẫn phụ thuộc vào việc xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô (như gạo, đậu, ngô, vừng, cao su…) hơn là sản xuất các mặt hàng thành phẩm và có giá trị gia tăng. Hơn nữa, hầu hết tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu đều có giá thấp do các vấn đề về chất lượng. Hầu hết các ngành công nghiệp đều kém phát triển và đầu tư công tư cũng như công nghệ và nguồn nhân lực yếu.

 

Các chính sách khuyến khích của chính phủ Myanmar

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ba năm liên tiếp sau khi tham gia sản xuất thương mại

- Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu và thuế nội địa đối với máy móc, linh kiện nhập khẩu nhằm xây dựng nhà máy

- Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu và thuế nội địa đối với nguyên liệu thô nhập khẩu trong vòng ba năm đầu, được sử dụng cho sản xuất thương mại ngay sau khi hoàn thiện khâu xây dựng

- Miễn hoặc giảm thuế thu nhập tối đa 50% đối với khoản lợi nhuận từ xuất khẩu

- Khấu hao lũy tiến đối với tài sản cố định

- Cho quyền giảm chi phí R&D từ thu nhập có thể đánh thuế

- Được chuyển tiếp và thiết lập ra các khoản lỗ lên đến ba năm liên tiếp ngay sau năm mà khoản lỗ được duy trì.

 

Cơ hội đầu tư

Ngành sữa

Tổng số lượng gia súc lấy sữa: 0,5 triệu con (chiếm khoảng 5% tổng số lượng bò/ bò rừng)

Giống: lai giống gia súc Friesian, Sindhi, Thari và bò rừng Murrah

Quy mô bầy: hơn 90% nông dân là người chăn nuôi nhỏ (có ít hơn 20 con bò)

Sản phẩm sữa: sữa tươi (sản phẩm chủ yếu), sữa cô đặc và sữa tiệt trùng

Người dân tại thị trường nội địa có thói quen tiêu thụ trà và cà phê cùng với sữa cô đặc. Sữa bột thường được sử dụng cho trẻ em và thường là hàng nhập khẩu. Một lượng nhỏ sữa cô đặc và sữa khô cũng được nhập khẩu. Doanh nghiệp nước ngoài có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các trang trại nuôi gia súc lấy sữa, các nhà máy chế biến sữa (sữa cô đặc, sữa tiệt trùng và sữa bột), sản xuất khí sinh học và phân bón vô cơ.

 

Ngành trồng rau

Myanmar đứng đầu trong số các nước ASEAN về trồng đậu và đậu Hà Lan. Diện tích trồng đậu đứng thứ hai chỉ sau lúa gạo (4,45 triệu ha). Myanmar trồng 18 loại đậu khác nhau. Đậu được gieo hạt vào mùa mưa và mùa đông. Sagaing, Mandaly và Magway là những vùng trồng đậu lớn nhất cả nước. Đây là mặt hàng xuất khẩu lớn (chiếm khoảng 75% giá trị xuất khẩu nông sản). Hầu hết các loại đậu được trồng ở Myanmar đều được xuất khẩu. Đây cũng là nguồn protein thực vật quan trọng trong bữa ăn của người Myanmar. Một số loại đậu được trồng để làm phân bón, tái tạo đất và làm thức ăn động vật hay nhiên liệu. Hiện tại ngành này đang được đầu tư để nâng cấp và hiện đại hóa phương tiện chế biến, lưu kho và hậu cần. Các công tác nghiên cứu và phát triển cũng được thúc đẩy. Bên cạnh đó, Myanmar cũng phát triển thị trường và thực hiện chứng nhận sản phẩm, cung cấp dịch vụ thông tin về sản phẩm, thị trường.

Theo Cục Xúc Tiến Thương Mại

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vì sao chọn Vietpower

TOP 1
Chuyên hội chợ quốc tế

TOP 5
Công ty lữ hành Việt Nam

TOP 7
Các đơn vị làm Visa nước ngoài

Đặt tour
Dễ dàng nhanh chóng chỉ 3 bước

Thanh toán
Đơn giản, an toàn và linh hoạt

Hotline
0936 336 389 Trực tuyến 24/7