Chính sách và Quy định của chính phủ
Chính phủ đã thông báo việc cải thiện ngành nuôi trồng thủy sản như là một ưu tiên bậc nhất của ngành công nghiệp. Cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều sáng kiến để thực hiện các mục tiêu. Vào ngày 18 tháng 12 năm 2014, chính phủ Nga phê chuẩn nghị quyết số 1416 về việc “giới thiệu sửa đổi chương trình nhà nước về việc phát triển ngành công nghiệp thủy sản của Nga từ năm 2013 đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình).” Theo tài liệu sửa đổi này, tổng ngân sách phân bổ cho việc thực hiện Chương trình đến năm 2020 sẽ tăng 9,3 tỉ rúp – từ 83,2 tỉ lên mức 92,5 tỉ rúp. Mục tiêu của Chương trình nhằm 1) cải thiện tình hình nghiên cứu và khoa học trong nuôi trồng thủy sản; 2) cải thiện cơ sở hạ tầng; và 3) chính phủ sẽ trang trải 2/3 lãi suất tái cấp vốn cho các công ty phải chịu tín dụng để mua giống và thức ăn chăn nuôi.
Thêm nữa, để hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản, Cục thủy sản Liên bang đang xây dựng chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thương mại giai đoạn 2015-2020. Mục tiêu của Chương trình là để tăng sản xuất nuôi trồng thủy sản và vật nuôi. Theo đó, sản lượng thủy sản đạt 195.500 tấn (tăng 25,8% so với năm 2013) và nuôi được 29.410 tấn trong năm 2015. Chương trình này định hướng tăng sản lượng thủy sản đến năm 2016 đạt mức 225.400 tấn (tăng 45%), và đến năm 2020 là 320.000 tấn (nhiều hơn 2,1 lần so với ngưỡng năm 2013). Sản lượng thuỷ sản nuôi đạt 31.290 tấn vào năm 2016 và đạt 38.680 tấn vào năm 2020. Chương trình nhằm mục tiêu tăng tính cạnh tranh cho sản xuất và nuôi trồng thủy sản trong nước thông qua việc sử dụng giống cá nội địa mới. Các chuyên gia Bộ nông nghiệp ước tính rằng tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi hàng năm sẽ ở mức từ 7% đến 10%.
Một phương pháp khác để hỗ trợ sự phát triển của nuôi trồng thủy sản ở Nga là thông qua Nghị quyết của Chính phủ Liên Bang Nga số 319, ngày 3 tháng 4 năm 2015. Nghị quyết này phê duyệt sửa đổi chương trình quốc gia về việc “phát triển ngành công nghiệp thủy sản Nga”. Đặc biệt, Nghị quyết sửa đổi bao gồm luật cấp và phân phối các khoản trợ cấp từ ngân sách liên bang cho ngân sách địa phương để bồi thường một phần khoản thanh toán lãi suất tín dụng cho phát triển nuôi trồng thủy sản thương phẩm, bao gồm nhân giống cá tầm.
Luật trợ cấp mới nhằm mục tiêu cải thiện nuôi trồng thủy sản thương phẩm trong nước với mục đích nữa là để thay thế nhập khẩu, giảm thiểu sự phụ thuộc của Nga trong việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và cá dự trữ. Các tài liệu do Bộ Nông nghiệp Nga và Cục thủy sản Liên bang (Rosrybolovstvo) phối hợp xây dựng sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ của nhà nước trong việc nuôi thủy sản thương phẩm, đã được quy định trong luật pháp Liên bang, điều số 148-FZ, ban hành ngày 2/7/2014 về nuôi trồng thủy sản và sửa đổi các điều luật riêng lẻ của Liên bang Nga. Theo luật sửa đổi, từ năm 2015 Chính phủ sẽ giải ngân các khoản trợ cấp để hỗ trợ các khu vực thủy sản, bồi thường cho một phần khoản thanh toán lãi suất trên các khoản tín dụng ký từ 1 tháng 1 năm 2014, để thực hiện các dự án đầu tư nhằm mục tiêu cải thiện nuôi trồng thủy sản thương phẩm, trừ các giống cá tầm:
- trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm, trong việc đặt mua thức ăn chăn nuôi và nguồn cá;
- trong khoảng thời gian lâu nhất là 10 năm – dành cho việc xây dựng, tái thiết và (hoặc) hiện đại hóa các cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm, cơ sở sản xuất thức ăn và nguồn cá, các hạng mục chế biến lưu trữ thủy sản, đặt mua thiết bị, tàu chuyên dùng, phương tiện và thiết bị hỗ trợ nuôi trồng và nhân giống thủy sản thương phẩm.
Ngoài ra, luật sửa đổi quy định khoản vay trợ cấp cho các dự án đầu tư phát triển nuôi giống cá tầm thương phẩm trong thời gian dài nhất là 10 năm – dành cho việc đặt mua thiết bị cho nuôi trồng và sinh sản các giống cá tầm và cũng dành cho việc xây dựng, tái thiết và (hoặc) hiện đại hóa các cơ sở nuôi trồng giống cá tầm thương phẩm. Luật cũng đưa ra các tiêu chí lựa chọn dự án được trợ cấp. Cơ chế này sẽ đảm bảo đầu tư hiệu quả hơn từ ngân sách của Liên bang.
Theo chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thủy sản và Xuất khẩu Nga (VARPE), ông Aleksandr Fomin, sản xuất nuôi trồng thủy sản ở Nga biến động từ 140.000 triệu tấn đến 160.000 triệu tấn hàng năm. Cá ăn thực vật, chẳng hạn như cá chép, trắm cỏ, chép bạc, chiếm từ 70 đến 80% tổng số sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Nga. Gần đây, nhiều vùng của Nga đã bắt đầu khởi động các chương trình cụ thể với mục đích cải thiện ngành nuôi trồng thủy sản. Những chương trình địa phương này rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của từng vùng. Theo thông tin do VARPE cung cấp, các quận Trung tâm của Liên bang đang lên kế hoạch nuôi nhiều loại giống cá có giá trị cao như cá hồi và cá tầm. Vào ngày 18 tháng 12 năm 2014, chính phủ Nga đã ban hành nghị quyết số 1416 về việc "giới thiệu sửa đổi đối với chương trình nhà nước về việc phát triển ngành công nghiệp thủy sản của Nga từ năm 2013 đến năm 2020.” Chương trình đặc biệt “Phát triển ngư trường chăn nuôi cá tầm” là một trong những chương trình nhỏ mới được sửa đổi dưới chương trình lớn này.
Vùng Tây Bắc của Nga đang lên kế hoạch chăn nuôi các giống cá lạt và cá hồi (chủ yếu là giống syomga). Hiện tại khu vực khu vực này sản xuất khoảng 20.000 tấn syomga và 8.000 đến 12.000 tấn cá hồi.
Vùng phía Bắc Cap-ca-dơ của Nga sẽ trợ cấp cho những người sản xuất cá để nuôi giống cá hồi. Khu vực phía đông sẽ tập trung vào nuôi trồng hải sản. Họ lên kế hoạch nuôi sò điệp, nhím biển, hải sâm, hàu Thái Bình Dương, hến và rong biển. Quận huyện phía Nam đang lên kế hoạch nuôi cá tầm và ngao.
Các nỗ lực pháp lý và các sáng kiến trong ngành công nghiệp thủy sản khác, đã được Bộ Nông nghiệp Nga báo cáo bao gồm:
- Liên hiệp Thủy sản Liên bang (Rosrybolovsto) đã khởi xướng việc thành lập các trung tâm nuôi trồng thủy sản dựa trên các viện nghiên cứu và viện khoa học thủy sản nhằm kích thích phát triển nuôi trồng thủy sản ở Nga. Người đứng đầu của Cục Thủy sản Liên bang, ông Ilya Shestakov phát biểu rằng những trung tâm mới nổi này có thể thực hiện hỗ trợ khoa học và tư vấn cho các doanh nghiệp và các dự án phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Bộ Nông nghiệp Nga đã phê duyệt mức chuẩn chất lượng trong nuôi trồng thủy sản để thực hiện Luật về nuôi trồng thủy sản. Những điều luật mới sẽ cải thiện sổ sách kế toán của các doanh nghiệp trong việc cung cấp và phân phối các khoản trợ cấp. Đặc biệt, điều luật số 452 của Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga ngày 14 tháng 11 năm 2014 về việc "phê duyệt tiêu chuẩn chất lượng nuôi trồng thủy sản (nuôi cá)” (đăng ký tại Bộ Tư Pháp Liên Bang Nga vào ngày 3 tháng 12 năm 2014 Số 35077) được xây dựng nhằm mục đích tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự tương tác giữa các tổ chức và các cơ sở của Nga để thống nhất tất cả các tiêu chuẩn chất lượng trên toàn quốc. Tài liệu được duyệt có đề cập đến việc phân loại các đối tượng nuôi trồng thủy sản, các loại công trình trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các trang trại cá giống, các đối tượng đích của cơ sở hạ tầng nhân giống cá và sản xuất cá giống. Danh sách được xây dựng phục vụ mục đích định hướng, mô tả và quy định cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, và cũng cho phép quá trình thông tin liên lạc để đặt hàng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng ở các thể loại sản xuất và dịch vụ khác nhau của lĩnh vực hoạt động này.
- Vào ngày 28 tháng 2 năm 2015, qua nghị quyết số 180, chính phủ Nga phê duyệt sửa đổi đối với luật đấu thầu hạn ngạch thông qua đấu giá để sản xuất (chẳng hạn đánh bắt) các “tài nguyên sinh vật nước.” Nghị quyết gần đây đã sửa đổi nghị quyết số 602 của Chính phủ ban hành vào ngày 12 tháng 8 năm 2008. Các văn phòng khu vực thuộc Cục Thủy sản Liên bang sẽ tổ chức đấu giá và phải tuân thủ theo luật ngân sách của Liên bang Nga.
Phòng Quy chế thuế quan và phi thuế quan của Bộ phát triển kinh tế đã trình lên Ủy ban Châu Âu (EAEU) đề xuất giảm thuế hải quan xuất khẩu đối với mặt hàng cá hồi và cá hồi chiên (mã số HS 0301 9100 0 và 0301 99 110 0) từ 10% về 0% giá trị hải quan. Ngoài ra, mức thuế quan thấp hơn cho trứng cá (HS 0511 91 901 9) đã được đề xuất giảm từ 8,7% về 0% giá trị hải quan, cho khoảng thời gian là 3 năm. Gần đây tài liệu đã được công khai để người dân cùng thảo luận. Chính Phủ Nga tin rằng thực hiện các biện pháp này sẽ góp phần kích thích sản xuất nuôi trồng thủy sản và tăng sản lượng các giống cá hồi địa phương.
(Hết)
(TH từ Internet)