0936.336.389
0936 336 389

5 tháng: xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 8,6 tỷ USD

 Theo báo cáo của Bộ Công Thương, xuất khẩu dệt may của cả nước trong 5 tháng đầu năm đạt 8,6 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Chỉ tính riêng trong tháng năm, xuất khẩu dệt may đạt 1,75 tỷ USD, tăng 3,8% so với tháng 5-2015.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam. Tiếp theo đó là EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bộ Công Thương nhận định, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm tăng trưởng khá, tuy nhiên chủ yếu là do sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI.

Theo Bộ Công Thương, mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 31 tỷ USD trong năm 2015 của ngành dệt may đang vấp phải những trở ngại không không nhỏ do sự sụt giảm các đơn hàng và giá xuất khẩu.

Hiện tại, các doanh nghiệp ngành dệt may đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới, đặc biệt là các đơn hàng sơ mi, quần, jacket.

Trả lời báo Lao Động điện tử, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần May 10, ông Thân Đức Việt, cho biết, kết quả kinh doanh năm 2016 của doanh nghiệp có sự biến động lớn do sức mua, giá nguyên liệu đầu vào thay đổi. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, đơn hàng xuất khẩu và giá đều có xu hướng giảm, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn.

Ông Nguyễn Đức Thăng, Trưởng phòng thị trường Công ty CP May Đáp Cầu chia sẻ với Báo Hải Quan cho hay, hiện nay, hợp đồng của công ty đã đủ đến tháng 7. Tuy nhiên, có nhiều hợp đồng đã ký từ những tháng trước và sau Tết với giá xuất khẩu không cao, so với năm ngoái giảm khoảng 10%.

“Giá xuất khẩu không tăng, trong khi các chi phí khác liên tục đội lên như tăng lương, bảo hiểm… nên đã “ăn vào” lợi nhuận của doanh nghiệp. Một yếu tố khác nữa cũng đang làm "khó" các doanh nghiệp, đó là yêu cầu của các thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe hơn, chặt chẽ hơn.”

Ông Thăng ước tính, kim ngạch xuất khẩu dệt may của công ty trong 5 tháng đầu năm đạt 300 tỷ đồng, tăng 5% nhưng mức tăng này không xuất phát từ việc tăng giá, tăng năng suất mà là do công ty tự mở rộng quy mô sản xuất.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Vũ Đức Giang cũng cho biết các doanh nghiệp dệt may trong nước đang phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ láng giềng như Lào, Campuchia hay Bangladesh.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP HCM, giải pháp hiện nay là doanh nghiệp nên liên kết với nhau chia sẻ đơn hàng. Do vậy, phía doanh nghiệp mong muốn được tạo thuận lợi hơn nữa để xuất khẩu dệt may có thể khởi sắc trong những tháng tới.

Năm 2015, xuất khẩu dệt may của Việt Nam có đà tăng trưởng trên 10%. Xuất khẩu sang các thị trường lớn đều đạt mức tăng trưởng khá, từ 7-13% so với năm 2014./.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vì sao chọn Vietpower

TOP 1
Chuyên hội chợ quốc tế

TOP 5
Công ty lữ hành Việt Nam

TOP 7
Các đơn vị làm Visa nước ngoài

Đặt tour
Dễ dàng nhanh chóng chỉ 3 bước

Thanh toán
Đơn giản, an toàn và linh hoạt

Hotline
0936 336 389 Trực tuyến 24/7