Nghiền
Lượng nhập khẩu đậu nghiền vụ 2015/16 được dự báo gần như không đổi so với vụ hiện tại là 900.000 tấn bởi lẽ sự ưu tiên của các hãng nghiền là chế biến đậu nành chứ không phải là hạt cải dầu.
Lượng nhập khẩu 3 tháng đầu vụ 2014/2015 (tháng 10-12) đạt gần 220.000 tấn cộng với 440.000 tấn đã ký hợp đồng giao từ tháng 1-6/2015. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu trong quý đầu vụ 2014/15 đã tăng 10% so với cùng kỳ vụ 2013/14. Các hãng nghiền dự kiến sẽ nhập khẩu ít hơn so với năm trước 3% do lượng dự trữ đậu nghiền ban đầu còn khá nhiều.
Hạn ngạch đậu nghiền năm 2015 là 1,1 triệu tấn cùng với sự điều chỉnh thuế suất trong hạn ngạch được cắt từ 3% xuống 0%. Theo Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn, thuế đối với đậu nghiền Mỹ đã lập tức giảm xuống 0 tính đến ngày 15/3/2015. Vụ 2013/14, phần lớn đậu nghiền được nhập từ Mỹ và Braxin sau đó là Paraguay.
Hàn Quốc: Tổng kim ngạch nhập khẩu đậu nành (tấn) |
|||
Niên vụ (tháng 10/9) |
Đậu nành để nghiền |
Đậu nành dùng làm thực phẩm |
Tổng |
2007/08 |
927.847 |
295.333 |
1.223.180 |
2008/09 |
893.445 |
273.465 |
1.166.910 |
2009/10 |
924.491 |
272.733 |
1.197.224 |
2010/11 |
934.281 |
304.647 |
1.238.928 |
2011/12 |
786.654 |
352.335 |
1.138.989 |
2012/13 |
811.886 |
299.659 |
1.111.545 |
2013/14 |
930.277 |
340.559 |
1.270.836 |
Nguồn: Cục Hải quan Hàn Quốc (KCS)
Hàn Quốc: Kim ngạch nhập khẩu đậu nghiền theo xuất xứ |
|||||
Niên vụ (tháng 10/9) |
Mỹ |
Braxin |
Trung Quốc |
Các nước khác |
Tổng |
2006/07 |
485.397 |
465.529 |
20 |
0 |
950.946 |
2007/08 |
374.940 |
552.887 |
20 |
0 |
927.847 |
2008/09 |
327.900 |
565.545 |
0 |
0 |
893.445 |
2009/10 |
492.776 |
431.715 |
0 |
0 |
924.491 |
2010/11 |
485.109 |
405.551 |
0 |
43.621 a/ |
934.281 |
2011/12 |
173.447 |
418.292 |
0 |
194.915 a/ |
786.654 |
2012/13 |
374.167 |
384.262 |
0 |
53.461a/ |
811.886 |
2013/14 |
372.504 |
455.920 |
0 |
101.853 a/ |
930.277 |
Nguồn: Cục Hải quan Hàn Quốc (KCS)
a/ Paraguay
Hàn Quốc: Các hợp đồng đậu nghiền được giao vụ 2014/15 theo xuất xứ (Đơn vị: 1.000 tấn, như tháng 01/2015) |
|||||
Thời gian giao dự kiến |
Mỹ |
Braxin |
Tùy chọn 1/ |
Các nước khác |
Tổng |
10/2014 |
0 |
0 |
55 |
0 |
55 |
11/2014 |
55 |
0 |
55 |
0 |
110 |
12/2014 |
55 |
0 |
0 |
0 |
55 |
01/2015 |
55 |
0 |
0 |
0 |
55 |
02/2015 |
110 |
0 |
0 |
0 |
110 |
3/2015 |
110 |
0 |
0 |
0 |
110 |
4/2015 |
0 |
0 |
55 |
0 |
55 |
5/2015 |
0 |
0 |
55 |
0 |
55 |
6/2015 |
0 |
0 |
55 |
0 |
55 |
7/2015 |
- |
- |
- |
- |
- |
8/2015 |
- |
- |
- |
- |
- |
9/2015 |
- |
- |
- |
- |
- |
Tổng |
385 |
- |
275 |
- |
660 |
Nguồn: Thương lái địa phương
1/ Xuất xứ tùy chọn giữa Braxin và Paraguay
Chế biến thực phẩm
Tập đoàn Thương mại Nông-Thủy sản và Thực Phẩm Hàn Quốc (aT) kiểm soát phần lớn thị trường đậu nành không biến đổi gen để chế biến thực phẩm theo hạn ngạch thuế quan tự trị của WTO. aT phân phối đậu nành cho người tiêu dùng và tính giá trị gia tặng vào lợi nhuận để hỗ trợ sản lượng thu hoạch trong nước cộng với chi phí gia công và làm sạch, gồm việc loại bỏ dị vật và đậu hỏng khi giao hàng.
Theo hạn ngạch dự kiến năm 2016 và kế hoạch thu mua, aT đã ký hợp đồng mua 180.000 tấn đậu nành vào cuối năm 2014, giao hàng vào nửa đầu năm 2016. Theo đó, lượng nhập khẩu đậu nành dùng làm thực phẩm mùa vụ 2015/16 được dự báo trong khoảng 280.000-300.000 tấn theo hạn ngạch tự trị của WTO, đa số từ Mỹ sau đó đến Trung Quốc, Canada và Braxin. Trong đó Mỹ chiếm khoảng 60%-70% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đậu nành Mỹ được sử dụng chủ yếu để sản xuất đậu phụ, váng đậu/tương và sữa đậu nành, trong khi đậu nành của Trung Quốc chủ yếu dùng để ươm trồng.
Theo kế hoạch, aT sẽ trực tiếp nhập khẩu 250.000 tấn đậu nành, trong đó có 220.000 tấn là để chế biến thực phẩm và 30.000 tấn là để ươm trồng. 20.000 tấn còn lại theo hạn ngạch được phân bổ cho người tiêu dùng cuối cùng, những người có thể trực tiếp ký hợp đồng với các nhà cung cấp đậu nành. Cuối năm 2013, aT đã ký hợp đồng 200.000 tấn từ Mỹ để giao trong nửa đầu năm 2015. 20.000 tấn còn lại có thể được mua từ các thị trường giao ngay vào thời điểm nào đó trong năm 2015 và giao vào nửa cuối năm 2015.
Năm 2014, aT đã phân phối khoảng 191.188 tấn đậu nành nhập khẩu (trừ các sản phẩm đậu nành và giá đỗ) với giá bình quân là 1.020 won/kg (970 USD/tấn), giữ nguyên mức giá so với năm trước. Trong giai đoạn này, giá bình quân đậu nành nhập khẩu để chế biến thực phẩm là 749 USD/tấn (giá CIF). Theo đó, aT đã kiếm được 42 triệu USD từ việc bán đậu nành thực phẩm nhập khẩu cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, do các hội nông dân trồng đậu nành Hàn Quốc và các tổ chức phi chính phủ khiếu nại về giá bán đậu nành nhập khẩu của chính phủ rẻ hơn nhiều so với những đậu nành trong nước, aT dự kiến sẽ tăng giá bán của đậu nành nhập khẩu trong thời gian tới.
Chính phủ đặt ra hạn ngạch thuế quan WTO năm 2015 cho đậu nành loại 1 của Mỹ là khoảng 270.000 tấn, bao gồm 30.000 tấn để ươm trồng và 240.000 tấn cho chế biến thực phẩm. Hạn ngạch thuế quan cũng bao gồm việc phân bổ 20.000 tấn nhập khẩu trực tiếp theo hạn ngạch giấy phép nhập khẩu, gồm 10.000 tấn để ươm trồng và 10.000 tấn làm thực phẩm, cho phép người tiêu dùng hoặc các nhà nhập khẩu không cần thông qua aT mà mua từ các nhà cung cấp trực tiếp. Mức thuế trong hạn ngạch được áp dụng là 5%, trong khi mức thuế ngoài hạn ngạch là 487% tương đương 956 won/kg (0,87USD) áp dụng tùy theo mức nào cao hơn.
Theo Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn, Hàn Quốc đã thiết lập một hạn ngạch thuế quan bằng 0 đối với 10.000 tấn đậu nành được bảo quản nhận dạng (IP) trong năm đầu tiên (2012), tăng lên 20.000 tấn trong năm thứ hai và 25.000 tấn trong năm thứ ba. Từ năm thứ 4 trở đi, hạn ngạch tăng 3% mỗi năm đến vĩnh viễn. Ví dụ năm 2015 là năm thứ tư của hiệp định, hạn ngạch cho năm nay sẽ là 25.750 tấn. Hạn ngạch thuế quan được quản lý bởi hiệp hội các hãng chế biến đậu nành và cho phép các nhà cung ứng Mỹ hướng đến việc tiếp cận trực tiếp với những hãng này. Tuy nhiên, các hãng đậu nành Hàn Quốc chỉ nhập khẩu 3.453 tấn, bằng 35% hạn ngạch theo Hiệp định thương mại tự do Hàn-Mỹ năm 2012 do giá đậu nành Mỹ bất ngờ tăng cao, thời gian ký kết hợp đồng đậu nành IP ngắn và sự sẵn có của đậu nành giá rẻ do aT bán. Năm 2013, các hãng đậu nành Hàn Quốc được bảo đảm 20.000 tấn trong hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do Hàn-Mỹ đã nhập khẩu 12.046 tấn, bằng 60% hạn ngạch thuế quan năm 2013 do họ không mua được đậu nành IP tại các thị trường giao ngay đúng thời điểm, mà thường mua trên cơ sở hợp đồng canh tác.
Năm 2014, các hãng đậu nành Hàn Quốc đã nhập thành công 23.832 tấn, bằng 95% hạn ngạch 25.000 tấn theo Hiệp định thương mại tự do Hàn-Mỹ bằng cách bảo đảm lượng đậu nành IP thông qua việc ký hợp đồng canh tác trước. Hạn ngạch 25.750 tấn năm 2015 cũng đã được phân bổ cho các hãng đậu nành.
Khi Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc-Canada có hiệu lực vào 01/01/2015, Hàn Quốc đã thiết lập hạn ngạch miễn thuế cho 5.000 tấn đậu nành IP trong năm đầu tiên, tăng 2.500 tấn mỗi năm trong 5 năm đầu cho đến khi đạt 15.000 tấn vào năm 2019 và tiếp tục tăng 400 tấn mỗi năm cho đến khi đạt 17.000 tấn vào năm 2024, năm thứ mười. Từ năm thứ 11 trở đi, số lượng trong hạn ngạch sẽ được cố định ở mức 17.000 tấn mỗi năm.
Hàn Quốc cũng đặt ra mức hạn ngạch miễn thuế cho đậu nành IP của Australia là 500 tấn vào năm 2014, năm đầu tiên khi Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc-Australia có hiệu lực vào ngày 12/12/2014. Mỗi năm tăng thêm 50 tấn lên 550 tấn vào năm 2015 (năm thứ hai), đạt 1.000 tấn vào năm 2024 (năm thứ 11). Số lượng trong hạn ngạch sẽ cố định ở mức 1.000 tấn từ năm thứ 12 trở đi.
Hàn Quốc: Mức phân bổ hạn ngạch đậu nành IP theo Hiệp định thương mại tự do Hàn-Mỹ (tấn) |
|||
Năm |
Mức phân bổ |
Thực hiện |
Tỷ lệ (%) |
2012 |
10.000 |
3.453 |
35 |
2013 |
20.000 |
12.046 |
60 |
2014 |
25.000 |
23.832 |
95 |
2015 |
25.750 |
- |
- |
2016 |
26.523 |
- |
- |
Nguồn: Tập đoàn Thương mại Nông-Thủy sản và Thực Phẩm Hàn Quốc (aT)
Hàn Quốc: Mức phân bổ hạn ngạch và kim ngạch nhập khẩu đậu nành IP cho các hãng chế biến đậu nành (tấn) |
||||
Hiệp hội thương mại chế biến đậu nành |
2014 |
2015 |
2016 |
|
Phân bổ |
Nhập khẩu |
Phân bổ |
Phân bổ |
|
Liên hiệp HTX đậu phụ Hàn Quốc (KFTC) |
7.127 |
6.905 |
7.370 |
7.610 |
HTX chế biến đậu nành Kyung-In/Seoul |
1.663 |
1.660 |
1.520 |
1.470 |
HTX Korea Jang |
4.970 |
4.371 |
5.040 |
5.200 |
Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Hàn Quốc |
4.033 |
4.031 |
4.340 |
4.050 |
Hiệp hội Thực phẩm từ đậu nành Hàn Quốc |
1.647 |
1.305 |
1.620 |
1.720 |
HTX sản xuất váng đậu Hàn Quốc |
2.317 |
2.317 |
2.490 |
2.490 |
HTX sản xuất váng đậu Seoul Kyung In |
363 |
363 |
410 |
423 |
Hiệp hội giá đỗ Hàn Quốc |
2.880 |
2.880 |
2.900 |
2.860 |
HTX công nghiệp thực phẩm Dhyana HQ |
- |
- |
60 |
140 |
HTX chế biến đậu nành Seoul |
- |
- |
- |
560 |
Tổng |
25.000 |
23.832 |
25.750 |
26.523 |
Nguồn: Cục Hải quan Hàn Quốc (KCS); Tập đoàn Thương mại Nông-Thủy sản và Thực Phẩm Hàn Quốc (aT)
Hàn Quốc: Hạn ngạch đậu nành IP của Australia và Canada theo FTA (tấn) |
|||||||||||
Năm |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
Australia |
500 |
550 |
600 |
650 |
700 |
750 |
800 |
850 |
900 |
950 |
1.000 |
Canada |
- |
5.000 |
7.500 |
10.000 |
12.500 |
15.000 |
15.400 |
15.800 |
16.200 |
16.600 |
17.000 |
Nguồn: Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc-Australia, Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc-Canada.
Theo Cục Xúc Tiến Thương Mại