Những thành tựu về công nghiệp đóng tàu và tự động hoá của POSCO đã giúp Hàn Quốc trở thành một thị trường tiềm năng về kim loại hoàn chỉnh và kim loại vụn. Mặc dù vậy, mục tiêu mà các chính sách gần đây đều tập trung vào là sẽ nâng cao sản lượng kim loại hoàn chỉnh để Hàn Quốc không phải nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu này từ nước ngoài đặc biệt là từ Trung Quốc. Việc nâng cấp các nhà máy và cải thiện chất lượng tại Hàn Quốc sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho những nhà xuất khẩu Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường tiềm năng này.
Ngành công nghiệp thép có thể nói là nền móng vững chắc để nền kinh tế Hàn Quốc phát triển năng động trong một vài thập kỷ trở lại đây. Ngành công nghiệp thép Hàn Quốc thực sự bắt đầu đi lên sau khi chiến tranh kết thúc và khi chính phủ lần đưa ra chiến lược “phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất” vào năm 1962. Các chiến lược tiếp theo đã giúp ngành công nghiệp thép Hàn Quốc phát triển mà khởi đầu là việc nhà máy sản xuất thép ở Pohang (POSCO) chính thức hoạt động vào năm 1973. Ban đầu, POSCO chỉ sản xuất các loại thép chất lượng thấp, sử dụng công nghệ đi trước của các nhà máy sản xuất thép hàng đầu. Cùng với việc cho ra đời nhà máy sản xuất thép đầu tiên, Hàn Quốc cũng có những bước tăng trưởng nhanh chóng bằng việc xây dựng những cơ sở hạ tầng cần thiết cho ngành công nghiệp như: đường sá, đường sắt và các bến cảng.
Từ những năm 1980, vị thế trên trường quốc tế ở các lĩnh vực như điện tử, ô tô, máy móc, thép và các ngành công nghiệp hạng nặng của Hàn Quốc cũng ngày càng được củng cố hơn nữa. Kết quả là, nhu cầu trong nước về các loại thép được luyện sử dụng công nghệ lò thổi oxy (BOF) vẫn tiếp tục tăng cao do việc phát triển các tòa nhà cao tầng và sự gia tăng về vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội.
Vào những năm 1990, những sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao hơn và công nghiệp đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường và Hàn Quốc nổi lên là một trong những nước đứng đầu thế giới trong ngành công nghiệp bán dẫn, đóng tàu, điện tử và ô tô. Nhà máy sản xuất thép thứ hai đã được xây dựng tại Gwangyang với mục tiêu chính là tập trung sản xuất các loại thép có chất lượng cao. Chính phủ cũng đầu tư nhiều hơn vào một số cơ sở nghiên cứu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển ngành kỹ thuật công nghiệp và tăng sản lượng của các loại thép đặc biệt. Sự ra đời của phương pháp hồ quang điện (EAF) và các công ty sản xuất các loại thép đặc biệt cũng góp phần vào việc đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh của Hàn Quốc trong lĩnh vực cung cấp các loại thép có giá trị gia tăng cao trên thị trường trong và ngoài nước.
Sản lượng thép của Hàn Quốc theo chủng loại (đơn vị: triệu tấn)
Chủng loại |
Thép loại dài |
Thép dẹt |
Thép ống |
Tổng cộng |
||||
1995 |
14,9 |
(40,6%) |
17,3 |
(47,1%) |
4,5 |
(12,3%) |
36,8 |
(100%) |
2000 |
15,8 |
(36,6%) |
23,0 |
(53,4%) |
4,3 |
(10%) |
43,1 |
(100%) |
2005 |
16,2 |
(33,8%) |
26,6 |
(55,7%) |
5,0 |
(10,5%) |
47,8 |
(100%) |
2010(ước tính) |
- |
- |
- |
57,5 |
Chú thích: Thép loại dài: thép hình, thép tấm, thép cây, thép sợi cuốn, ray tàu.
Nguồn: Hiệp hội thép Quốc tê, Hiệp Hội sắt thép hàn Quốc và Viện nghiên cứu KDB.
Theo những số liệu ở trên, thép dẹt chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng sản lượng khi so sánh với các loại thép khác. Nguyên nhân là nhu cầu thép loại dài cho các công trình và việc xây dựng cơ sở hạ tầng đang giảm còn sản lượng thép dẹt dùng trong ngành đóng tàu, máy móc và điện tử lại tăng. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã gây ra tác động xấu tới tình hình tiêu thụ thép và việc kinh doanh của các ngành công nghiệp như: ô tô, máy móc và điện tử. Dự báo năm 2010 nhu cầu về thép cho các ngành công nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc như sau: ngành xây dựng tăng 2,9%, ngành tự động hoá gảm 13,6%, ngành đóng tàu tăng 21,1%, ngành máy móc giảm 20% và ngành điện tử giảm 1,9%.
Nguồn: Viện nghiên cứu Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB)
Theo Hiệp hội thép Quốc tế, năm 1970 Hàn Quốc chiếm 0,1% sản lượng thép thô toàn thế giới. Hiện tại, Hàn Quốc đang là quốc gia đứng thứ 6 về sản xuất thép, năm 2009 đạt 48,6 triệu tấn và chiếm 4% sản lượng thép thô toàn thế giới. POSCO và Huyndai đã trở thành các2 công ty sản xuất thép đứng đầu thế giới xếp hạng thứ 4 và thứ 30 trong năm 2008 do Hiệp hội thép Quốc tế đánh giá.
Thị phần về sản lượng thép thô thế giới
Nguồn: Hiệp hội thép Thế giới
Nhu cầu thị trường
Xu hướng và phát triển nhu cầu
Từ những năm 70 cho tới năm 1998 sản lượng thép thô của Hàn Quốc hàng năm tăng trưởng đều. Nhưng sau đó thị trường thép bắt đầu tăng trưởng chậm do giá thép thế giới giảm và ngành công nghiệp Trung Quốc bắt đầu nổi lên. Trước năm 1998, ngành công nghiệp tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận thông qua sản xuất hàng loạt và nâng cao năng suất. Kể từ năm 1998, khả năng cung cấp thép của Trung Quốc trên thị trường thế giới đã tăng lên một cách đáng kể đồng thời cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các nhà sản xuất Hàn Quốc về giá cả. Các nhà sản xuất Hàn Quốc đã chuyển sang tập trung vào chất lượng và các sản phẩm có giá trị cao hơn là mở rộng thị trường. Hàn Quốc vẫn duy trì thặng dư xuất khẩu thép nhưng khả năng cung cấp của Trung Quốc quá lớn với mức giá rất cạnh tranh đã buộc Hàn Quốc từ nước chỉ xuất giờ phải nhập khẩu mặt hàng thép. Theo Hiệp hôi Sắt Thép Hàn Quốc thì Hàn Quốc là nước đứng thứ ba trong số những nước nhập khẩu thép lớn nhất thế giới với khoảng 28,9 triệu tấn năm 2008 và 18,9 triệu tấn năm 2009. Dự kiến trong năm 2010, kim ngạch nhập khẩu thép của Hàn Quốc sẽ vào khoảng 19,6 triệu tấn.
Nguồn: Hiệp hội Sắt thép Hàn Quốc
Dự báo thị trường thép thô Hàn Quốc (đơn vị: nghìn tấn)
Loại |
1998 |
2001 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 (ước tính) |
Nhu cầu trong nước |
24.720 |
38.272 |
55.108 |
58.572 |
45.804 |
51.410 |
Xuất khẩu |
17.170 |
14.116 |
19.136 |
20.787 |
20.541 |
20.283 |
Sản xuất |
39.895 |
43.852 |
51.517 |
53.322 |
48.572 |
57.460 |
Nhập khẩu |
3.622 |
10.783 |
26.515 |
28.942 |
18.897 |
19.690 |
Nguồn: Hiệp hội sắt thép Hàn Quốc
Trung Quốc và Nhật Bản không ngần ngại xuất khẩu thép sang Hàn Quốc. Thực tế, trong số 4 sản phẩm nhập khẩu hàng đầu là thép cuộn, thép sợi cuốn, thép gai và thép chữ H hoặc I, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm tới 84% tổng sản lượng thép nhập khẩu của Hàn Quốc.
Biểu đồ sản lượng nhập khẩu thép của Hàn Quốc theo quốc gia (đơn vị: nghìn mét tấn)
Nguồn: OCED và Hiệp hội Sắt thép Hàn Quốc
Biểu đồ sản lượng nhập khẩu thép của Hàn Quốc theo chủng loại (đơn vị: nghìn mét tấn)
Nguồn: OCED và Hiệp hội Sắt thép Hàn Quốc