0936.336.389
0936 336 389

Tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Canada

I, KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG CANADA
 

Đơn vị tính: triệu USD

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

Kim ngạch

178,55

217,03

270,74

314,81

390,07

% tăng trưởng

 

21,55

24,75

16,28

23,91

 
Từ năm 2009 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Canada đều tăng trưởng dương, trung bình 20%/năm. Năm 2013, kim ngạch này đạt 390,07 triệu USD, tăng 23,91% so với năm 2012, và chiếm tỉ trọng 25,25%. Tính đến hết 9 tháng năm 2014, kim ngạch này đạt 364,85 triệu USD, tăng 30,30% so với cùng kỳ 9 tháng năm 2014, chiếm tỉ trọng 24,69%.
 

Tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Canada
 

Với đặc điểm khí hậu, điều kiện kinh tế ở từng vùng miền khác nhau, mà người tiêu dùng Canada cần những sản phẩm may mặc theo từng thời tiết, từng mùa khác nhau. Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu để chào hàng những sản phẩm phù hợp.

Tuy Canada là quốc gia nhập siêu, song quy mô thị trường chỉ bằng 10% thị trường Hoa Kỳ. Do đó, Canada cần những nhà sản xuất sẵn sàng đáp ứng đơn hàng nhỏ, đây là lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam vốn có quy mô vừa và nhỏ. Ngoài ra, sản phẩm của Việt Nam cần đảm bảo nguồn chung chắc chắn, chào hàng hấp dẫn về chất lượng, dịch vụ, giá cả, bao bì, nhãn mác,,.. để có thể cạnh tranh tốt với những nhà xuất khẩu khác.

Về đóng gói nhãn mác, ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng tại thị trường Canada, nhà nhập khẩu cũng có thể cân nhắc nhãn hiệu bằng tiếng Tây Ban Nha, đặc biệt nếu Hoa Kỳ, Mexico, Nam Mỹ là những thị trường tiềm năng cho mặt hàng này.

Tháng 3 năm 2015, Canada dự kiến tổ chức hội chợ triển lãm “Sourcing Fair Canada” về dệt may, đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ đối tác, giới thiệu sản phẩm may mặc đến thị trường này.


II,  XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG CANADA


1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may

Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam luôn có kim ngạch đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mức tăng trưởng tương đối ấn tượng, đặc biệt trong điều kiện năm 2012 và 2013, do khủng hoảng kinh tế, các bạn hàng chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… đều giảm sức mua. trong khi nhiều ngành xuất khẩu khác của Việt Nam tăng trưởng thấp, thậm chí là tăng trưởng âm, nhưng dệt may vẫn đạt 18,30 tỷ USD vào năm 2013  tăng trưởng 30% so với năm 2012 đây là dấu hiệu tốt của ngành dệt may Việt Nam.

Một trong những khó khăn của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, nhất là trong điều kiện hiện nay giá cả xăng dầu và hầu hết các nguyên, nhiên, phụ liệu trên thế giới đều tăng cao. Mặc dù ngành dệt may đã mở rộng vùng nguyên liệu, tuy nhiên vẫn còn cần có sự bứt phá hơn nữa để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu.

Việc sản xuất được nguyên phụ liệu trong những năm tới sẽ giúp ngành chủ động hơn với các hợp đồng xuất khẩu lớn, có giá trị và quan trọng là giảm được rủi ro, sức ép của biến động giá nguyên liệu trên thị trường thế giới như năm 2011 và 2012. Hiện nay, một số doanh ngiệp dệt may của Việt Nam đã có thể xuất khẩu một số loại nguyên phụ liệu thay vì hoàn toàn nhập khẩu như trước đây. Các dòng sản phẩm mới như vải, xơ polyester, phụ liệu, sợi... được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông, mặc dù số lượng còn rất hạn chế.

Trong bối cảnh đó, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, giải pháp của ngành dệt may trong năm 2014 là giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỷ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB, ODM, tăng sử dụng các nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước..


2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada 6 tháng đầu năm 2014

Trong 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm có mức tăng trưởng cao. Hoa Kỳ và EU vẫn là thị trường đặc biệt quan trọng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang hai thị trường này tăng trên 25%.. Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ và EU có xu hướng giảm, do Việt Nam đã tìm kiếm, mở rộng thêm nhiều thị trường mới.

Hiện nay chưa có rào cản thương mại, thuế quan hay phi thuế quan được áp dụng, đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên để đơn hàng thành công, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến các yêu cầu về dán nhãn và đóng gói trước khi hàng được đưa qua cửa khẩu hải quan Canada. Trong 6 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Canada đạt kim ngạch 285 triệu C$, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013.


III, MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG

Mặc dù đối mặt với những áp lực cạnh tranh từ các phía nhà sản xuất dệt may Trung Quốc, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi chọn thị trường Canada là thị trường xuất khẩu dệt may của mình.

Theo số liệu thống kê ở trên để có thể thành công trên thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kĩ các sở thích tiêu dùng theo từng khu vực, sau đó khi đã hướng đến khu vực nào thì chỉ tập trung vào việc cung cấp đúng sản phẩm mà khách hàng cần. Như vùng nói tiếng Pháp, Quebecs, chịu ảnh hưởng mạnh của mốt thời trang từ Châu Âu và phong cách hiện đại.Trong khi người tiêu dùng ở Ontario và các tỉnh khác có xu hướng thích những dòng thời trang cơ bản hơn.Người tiêu dùng ở miền Tây Canada lại thích những quần áo giản dị, mặc ngoài trời và đồ thể thao. Đó chính là lí do doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu trước khi sản xuất và lựa chọn đối tượng khách hàng.

Đối với mặt hàng dệt may khi xuất sang Canada, hiện nay chưa có rào cản thương mại, thuế quan hay phi thuế quan được áp dụng, đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên để đơn hàng thành công, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến các yêu cầu về dán nhãn và đóng gói trước khi hàng được đưa qua cửa khẩu hải quan Canada.

Các mặt hàng dệt may của Việt Nam được ưa thích trong thời gian tới chủ yếu gồm: áo nữ dệt kim chui đầu làm từ bông hoặc sợi nhân tạo có trọng lượng nhẹ, váy nữ làm từ sợi tổng hợp, áo sơ mi nam, áo chui đầu nam…

Tổng hợp

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vì sao chọn Vietpower

TOP 1
Chuyên hội chợ quốc tế

TOP 5
Công ty lữ hành Việt Nam

TOP 7
Các đơn vị làm Visa nước ngoài

Đặt tour
Dễ dàng nhanh chóng chỉ 3 bước

Thanh toán
Đơn giản, an toàn và linh hoạt

Hotline
0936 336 389
Trực tuyến 24/7