Tiêu thụ và sản xuất chè tại EU
Tiêu thụ
Anh hiện đang tiêu thụ 4% tổng sản lượng chè trên toàn thế giới và 6% tổng tiêu thụ chè của châu Âu. Anh là nước tiêu thụ chè lớn nhất tại châu Âu chiếm 51%, theo sau là Đức (12%) và Pháp (7%). Tây Ban Nha là nước có tăng trưởng tiêu thụ cao nhất trong vòng 5 năm qua với mức trung bình 37%/năm trong khi mức tiêu thụ của Ba Lan giảm trung bình 21%/năm. Các mặt hàng như chè xanh, chè đen sợi và chè thảo dược ngày càng được ưa chuộng
Lời khuyên:
- Xem xét việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm do sức tiêu thụ chè thượng lưu đang tăng lên. Ví dụ như trà đá, trà có hương vị, bạch trà, trà xanh, trà nóng, trà lạnh và các loại trà khác.
Tiêu dùng chè ở châu Âu giai đoạn 2009-2013
*đơn vị: 1.000 tấn
Cơ cấu tiêu thụ trà của EU năm 2013
Nguồn: Eurostat, 2014
Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu tập đoàn đa quốc gia (SOMO Consumption), 56% tổng sản lượng chè sản xuất trên toàn thế giới được tiêu thụ nội địa. Ví dụ, Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt tiêu thụ 81% và 73% sản lượng chè được sản xuất trong nước. Ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a người dân ưa dùng chè xanh. Do vậy, mặt hàng trên đang thống lĩnh thị trường nội địa.
Thị trường chè sợi và chè đóng gói
Chè sợi được cho rằng có chất lượng cao hơn và rất được ưa chuộng tại nhiều thị trường chất lượng cao như Đức. Trong khi đó, chè túi lại được tiêu thụ mạnh tại các thị trường như Anh, Hà Lan.
Lời khuyên:
- Hãy xem xét việc đổi mới túi lọc chè ví dụ như hình chóp khi xuất khẩu chè đóng gói. Những túi lọc này sẽ tạo ra nhiều khoảng trống giúp cải thiện chất lượng và hương vị của chè khi pha.
Ngành công nghiệp
Các công ty lớn trong ngành công nghiệp chè châu Âu có thể kể đến là Unilever với nhãn chè hàng đầu thế giới, Lipton và Associated Bristish Foods với nhãn chè Twining’s. James Finlay và Van Rees, những công ty con của Acomo và Amsterdam Commodities NV là những công ty giao dịch lớn. Bên cạnh đó, còn có những tập đoàn quốc tế như India’s Tata với nhãn hàng Tetley, D.E Master Blenders với nhãn hàng Pickwick và McLeod Russel India.
Lời khuyên:
- Ba nhãn chè hàng đầu thế giới là Lipton, Tetley và Twining’s đều sử dụng hệ thống chứng nhận R.A do vậy đây là hệ thống chứng nhận có ảnh hưởng rất lớn.
Sản xuất
Hầu hết chè trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc (35%) và Ấn Độ (21%). Các nước mạnh về sản xuất chè khác là Kenya, Xri Lan-ca, Thổ Nhĩ Kì, Việt Nam và I-ran.
Lời khuyên:
- Chè hầu hết vẫn được tiêu thụ ngay tại các nước sản xuất. Ví dụ, chỉ khoảng 10% sản lượng chè của Trung Quốc được xuất khẩu sang EU. Mặt hàng chè được chứng nhận chất lượng vẫn rất hiếm tại những thị trường này. Ở một số nước như Trung Quốc và Việt Nam, các chất hóa học nông nghiệp thường rất rẻ và được chấp nhận một cách rộng rãi. Do vậy, khi xuất khẩu chè sang châu Âu, hãy kiểm tra thật kĩ những qui định của EU về vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu và chắc chắn sản phẩm sẽ đáp ứng những yêu cầu đó.
Nguồn: Thống kê của FAO (2014)
Chè xanh và hồng trà
Mặc dù chè xanh đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới nhưng vẫn chỉ được trồng chủ yếu ở châu Á. Trung Quốc là nhà sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ lớn nhất mặt hàng này. 80% sản lượng chè xuất khẩu từ Trung Quốc là chè xanh. Nhật Bản là nước sản xuất chè xanh lớn thứ 2 thế giới, chiếm 9,5% tổng sản lượng toàn thế giới. Tuy nhiên, 97% lượng sản phẩm lại được tiêu thụ trong nước. FAO dự báo rằng đến năm 2017 sản lượng chè xanh trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 4,5% một năm, nhiều hơn so với con số 1,9% một năm của mặt hàng hồng trà.
Lời khuyên:
- Tìm hiểu cơ hội phát triển chè đóng gói thành hỗn hợp chè pha sẵn chất lượng cao và trao đổi với những nhà nhập khẩu về mặt hàng tiềm năng này.
Chè đơn gốc
Darjeeling, Assam, and Ceylon là 3 trong số các loại hồng trà phổ biến và thường được trồng ở vùng Nam Á. Darjeeling chiếm 7% sản lượng chè xuất khẩu của Ấn Độ. Do địa hình đồi núi và khí hậu nông nghiệp đặc biệt, lá chè ở Darjeeling có một hương vị tự nhiên và riêng biệt. Đó cũng chính là lí do mà quốc tế đã chọn lá chè là đặc trưng địa lí nơi đây.
Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung toàn cầu
Nhiều nhà nhập khẩu, sản xuất và bán lẻ chè tại châu Âu cam kết cung cấp từ 50% đến 100% nguồn chè trong tương lai gần. Điều này là một thách thức không nhỏ cho các nhà xuất khẩu để quản lý vị trí và nguồn cung ứng của họ trong chuỗi sản phẩm (từ sản xuất đến chế biến cho ngành công nghiệp bán lẻ ở châu Âu). Các vấn đề như giấy chứng nhận, tăng năng suất và đảm bảo nguồn cung sẽ thách thức năng lực của người nông dân và các nhà xuất khẩu tại các nước sản xuất.
Lời khuyên:
- Phối hợp tốt với những mắt xích còn lại trong chuỗi cung ứng để chia sẻ giá trị cùng nhau nhằm nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm.
- Tiêu chuẩn “Quản lí thực hành tốt” (GMP) có thể kết hợp chặt chẽ với chứng nhận UTZ. Trong trường hợp không tham gia vào một chương trình qui mô lớn của chính phủ hoặc các nhà nhập khẩu, chứng nhận nguồn cung ứng bền vững cũng có thể là một cơ hội để nhận được sự trợ giúp từ GMP.
Các bài viết khác
- KHÉP LẠI HÀNH TRÌNH CANTON FAIR 126 - QUẢNG CHÂU 2019
- HỘI CHỢ TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Làm thế nào để có một chuyến đi hội chợ thành công
- Số lượng doanh nghiệp đăng ký tham dự hội chợ Bauma CHINA 2018 vượt mức kỳ vọng
- Thoát khỏi “nỗi sợ hãi” mang tên... đồ ăn khi du lịch hội chợ Quảng Châu
- Những hình ảnh ấn tượng về Hội chợ Thương mại Trung Quốc - ASEAN 2018
- Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất được cấp phép xuất khẩu thanh long tươi vào Úc
- Lễ hội hàng thủ công quốc tế Kuala Lumpur tại Malaysia 2017
- Hội chợ thương mại Quốc tế Bình Nhưỡng năm 2017
- Thương mại Việt Nam - Argentina tăng trên 16% năm 2016
- Xuất khẩu tôm lại vấp phải trở ngại lớn ở thị trường Hàn Quốc
- Cá ngừ xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường mới nổi
- Thêm 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD sau 2 tháng
- Xuất khẩu cà phê tăng mạnh
- Toàn cảnh nhóm hàng nông sản trong năm 2016
- Đùi gà Mỹ nhập về VN rẻ bằng 1/10 giá bán tại Mỹ: Người bán cũng sốc
- Giá nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam tiếp tục giảm
- Toàn cảnh nhập khẩu may mặc, dệt may Hoa Kỳ 6 năm gần đây
- Thị trường gạo thế giới năm 2016 và dự báo năm 2017
- Dự kiến xuất khẩu giầy da sẽ bứt tốc trong năm 2017