0936.336.389
0936 336 389

Tổng quan thị trường thuỷ hải sản Nga: tiêu thụ và nhập khẩu - Phần 2

 Nền kinh tế Nga trong năm 2014 và 2015 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ cá và các loại hải sản của Nga. Theo Bộ Phát triển kinh tế Nga (MED), kinh tế Nga có nhiều sụt giảm hơn trong năm 2015. Với giả định giá dầu thô trung bình hàng năm đạt mức 50 đô la Mỹ một thùng, MED ước tính GDP giảm 2,8%, giá tiêu thụ tăng 11,9%, và tiền lương giảm 9,6% trong năm 2015. Trong nhiều báo cáo, VTB Capital đã ước tính 40% thu nhập của người Nga được dành cho việc mua sắm thức ăn trong năm 2014, tăng 36% so với 2013. Tuy nhiên, MED dự báo rằng, thu nhập tiêu dùng của người dân sẽ giảm 6,3% trong năm 2015. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm cộng với giá thực phẩm tăng 23% so với năm trước (tính tại thời điểm ngày mùng 1 tháng 2 năm 2015), có thể thấy rằng nhu cầu của người tiêu dùng Nga sẽ vẫn tiếp tục đi xuống.

 

 thủy sản Nga

 

Theo Cục thủy sản Liên bang, mức tiêu thụ cá bình quân đầu người của Nga vẫn ổn định trong năm 2014 mà không bị ảnh hưởng bởi việc hạn chế nhập khẩu thức ăn và khủng hoảng kinh tế. Dựa vào dữ liệu sơ bộ, cơ quan này ước tính tiêu thụ cá bình quân đầu người hàng năm đạt ngưỡng 22,3 kg, tương đương cùng kỳ năm ngoái.

 

Các nguồn thông tin thương mại cho biết người dân đang dần chuyển sang tiêu thụ cá tuyết địa phương, cá thu Thái Bình Dương (cũng như cá thu Đại Tây Dương), cá hồi đỏ, cá hồi hồng, cá hồi coho. Tiêu thụ cá hồi ướp lạnh đã giảm tới 30% do sự thu hẹp nguồn cung sản phẩm trên thị trường do Nga thực hiện lệnh cấm vận thực phẩm từ tháng 8 năm 2014. Tuy nhiên, Sergey Gudkov, giám đốc điều hành của Liên hiệp Thủy sản (gồm các cơ sở sản xuất, chế biến cá và nông trường thủy sản) tin rằng tiêu thụ trong năm 2015 sẽ giảm đáng kể do điều kiện kinh tế kém.

 

Bất chấp giá cá tăng mạnh trong năm 2014, doanh thu bán lẻ tính từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2015 tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2014. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá không suy giảm. Tuy nhiên, giá cá tăng, ngân sách chủ yếu cho cá và hải sản giữ nguyên nên sức mua thấp hơn so với nguồn cung. Ước tính giá sẽ tăng đối với các loại cá phổ biến ở Nga (cá biển Pollack, cá thu và cá hồi) ở ngưỡng từ 80% đến 100%. Các ngư dân thích bán sản phẩm thu hoạch của mình ra nước ngoài để lấy ngoại tệ, hoặc điều chỉnh giá trong nước theo mức giá của thế giới nhưng không tăng phí khai thác/sản xuất hoặc bất kỳ thuế suất nào đối với các nhà xuất khẩu.

 

Liên hiệp Thủy sản Quốc gia Nga ủng hộ các kiến nghị của Cơ quan Thủy sản Liên bang liên quan thu hút các hiệp hội công nghiệp của ngành trong các chương trình quảng bá sản phẩm thủy sản trong các cửa hàng trong nước. Mục tiêu chính của Liên Hiệp Thủy sản là gia tăng doanh số bán hàng các sản phẩm thủy sản, việc này sẽ kích thích các công ty sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao hơn. Trong một nỗ lực để hoàn thành mục tiêu này, Liên hiệp Thủy sản Quốc gia dưới sự cho phép của Cục Thủy sản Quốc gia, đã tham gia xây dựng tài liệu về đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm của Nga, đã được Bộ Công Nghiệp Nga hoàn thiện và được Ủy Ban Chính phủ phê duyệt vào tháng 4 năm 2015.

 

Các dự án thí điểm được đề xuất như xây dựng tiêu chuẩn cho cá hồi muối thái lát Thái Bình Dương và cá thu phi lê đông lạnh. Các tiêu chuẩn được Viện nghiên cứu thủy sản (VNIRO) xây dựng và đã báo cáo lên Cục thủy sản Liên bang. Những tiêu chuẩn này chỉ được áp dụng khi sử dụng nguyên liệu sống trong nước.

 

Ở huyện phía đông, tâm điểm của phân khúc công nghiệp cá lớn nhất nước Nga, đã cho ra các sáng kiến bổ sung để cải thiện hạ tầng nhằm thúc đẩy nguồn cung cá và hải sản cho miền trung nước Nga. Chính quyền địa phương tại các khu vực này đang nỗ lực cải thiện cụm thủy sản bao gồm cơ sở chế biến cá, kho đông lạnh (với sức chứa khoảng 700 tấn), cảng và hạ tầng giao thông vận tải, các hạng mục kho vận bao gồm trung tâm thương mại và kho vận. Chính quyền địa phương ở vùng đánh bắt cá quy mô lớn khác như Sakhalin ở phía Đông, đã tập trung các hoạt động ngắn hạn của họ bao gồm xây dựng trại sản xuất giống, tăng sản lượng chế biến và đổi mới đội tàu cá ven biển. Hiện tại, vùng đảo là nơi dẫn đầu của Nga về cá hồi sinh sản, cung cấp khoảng 80% tổng lượng cá hồi non trong nước. Hiện tại, có 41 trại cá giống đang hoạt động ở vùng này. 11 trong số 41 trại giống là của nhà nước, số còn lại là của các công ty kinh doanh cá nhân. Tổng công suất của tất cả các doanh nghiệp là khoảng 850 triệu con cá hồi non mỗi năm. Chính quyền các địa phương lên kế hoạch xây dựng thêm 11 trại giống ở Sakhelin tính đến năm 2020 và nâng đầu ra lên mức 1 tỷ con non mỗi năm.

 

Nhập khẩu

Theo Rosstat, khối lượng nhập khẩu cá và hải sản (HS03 và HS16) của Nga trong năm 2014 đã giảm 12,8% đạt 884.800 tấn. Gần 50% thủy sản nhập khẩu là cá đông lạnh, 14,6% trong số đó là sản phẩm ăn liền và đóng hộp, 14,2% cá philê và các loại thịt cá khác, 9,7% là cá tươi và cá đã ướp lạnh và 10% là các loài giáp xác và thân mềm. Sự sụt giảm lớn nhất trong nhập khẩu của năm 2014, so với năm 2013, đã được chứng minh bởi cá mòi đông lạnh (giảm 27% xuống còn 39.000 tấn), cá ót vảy đông lạnh (giảm 30% còn 44.300 tấn) và cá trích (giảm 24% còn 90.000 tấn).

 

Năm 2014, giá trị nhập khẩu của cá và các sản phẩm từ cá đạt 2,9 tỉ USD, giảm 5% so với năm 2013. Bất chấp có sự sụt giảm tới gần 50% lô hàng từ Na Uy trong năm 2013 và năm 2014 cũng như lệnh cấm vận thực phẩm, Na Uy vẫn là nhà cung cấp các sản phẩm cá lớn nhất sang Nga, với tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 555 triệu USD vào năm 2014 (19% thị phần), tiếp sau đó là Trung Quốc với 400 triệu USD (14% thị phần), Chile đạt 378 triệu USD (13,5%) và Iceland với 234 triệu USD (chiếm 8,2% thị phần). Kể từ tháng 8 năm 2014, Nga đã nỗ lực đáp ứng nhu cầu về cá trong nước từ hàng nhập khẩu của các nhà cung cấp khác, chẳng hạn như Trung Quốc, Chile và Iceland. Năm 2014, tổng sản lượng cá và hải sản nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 20%, từ Chile tăng 38% và từ Iceland tăng 35%.

 

Năm 2013, các lô hàng cá và hải sản từ Mỹ đến Nga đã chạm mốc 77 triệu USD, tăng 96% kể từ năm 2012. Tuy nhiên, sau khi thi hành của lệnh cấm vận thực phẩm của Chính phủ Nga, các lô hàng cá và hải sản từ Mỹ đã sụt giảm đáng kể tới 44%, xuống chỉ còn 43 triệu USD trong năm 2014.

 

Xuất khẩu

Tổng kim ngạch xuất khẩu cá của Nga năm 2014 thu về 2,8 tỉ USD, nhiều hơn 7% so với năm 2013.

 

Năm 2014, thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Nga tập trung ở Đông Á, với kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc khoảng 1 tỷ USD (chiếm 37% tổng xuất khẩu hải sản của Nga), sang Trung Quốc tổng khoảng 845 triệu USD (chiếm 30%) và sang Hà Lan là 473,5 triệu USD (chiếm 17%).

 

Cá PollockAlaska đông lạnh (mã HS030367) chiếm 31% tổng thị phần xuất khẩu xét về giá trị, tiếp sau đó là cua, bao gồm cua cả vỏ, cua đông lạnh (HS030614) với 14%, tiếp theo là gan cá và bọc trứng cá đông lạnh (HS030471) với 7%. Năm 2014, Nga đã xuất khẩu được khoảng 3,4 triệu USD cá và hải sản cho Mỹ, tăng 6% so với năm 2013. Cá vược và cá tuyết phi lê, khô hoặc muối và cua chiếm khoảng 85% tổng thị phần xuất khẩu cá và hải sản sang Mỹ. (Còn nữa)

(Nguồn: Internet)

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vì sao chọn Vietpower

TOP 1
Chuyên hội chợ quốc tế

TOP 5
Công ty lữ hành Việt Nam

TOP 7
Các đơn vị làm Visa nước ngoài

Đặt tour
Dễ dàng nhanh chóng chỉ 3 bước

Thanh toán
Đơn giản, an toàn và linh hoạt

Hotline
0936 336 389 Trực tuyến 24/7