Giới đầu tư nước ngoài đang rút khỏi thị trường chứng khoán ASEAN

Các số liệu cho thấy riêng trong quý 3/2015, các quỹ nước ngoài đã bán ròng 5,1 tỷ USD cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán Thái Lan, Indonesia và Philippines, khi chỉ số chứng khoán Đông Nam Á (MSCI Southeast Asia Index) giảm 20% trong quý này. Đây là lượng bán tháo cổ phiếu lớn nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1999.
Tại Indonesia, nơi có mức tháo vốn lớn nhất trong hai năm qua và tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất kể từ năm 2009, chỉ số Jakarta Composite Index đã giảm 14% trong quý 3/2015, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2008, trong khi đồng nội tệ mất 9% xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua, khiến ngân hàng trung ương nước này không còn khả năng cắt giảm lãi suất.
Nguồn vốn nước ngoài rút khỏi thị trường Thái Lan trong quý 3/2015 lên tới 2,6 tỷ USD, khi chỉ số SET Index sụt 10% và đồng baht giảm 6,9%.
Cuối tuần trước, Ngân hàng trung ương Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2015 xuống còn 2,7% do xuất khẩu giảm mạnh.
Tại thị trường Philippines, giới đầu tư quốc tế đã rút 1,3 tỷ USD trong quý 3, giữa lúc chỉ số Philippine Stock Exchange Index giảm tháng thứ sáu liên tiếp và đồng peso mất 3,5% giá trị.
Tháng 9/2015, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2015 của Philippines, nơi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ròng đã giảm 40% trong sáu tháng đầu năm nay.
Lãi suất thấp kỷ lục ở Mỹ đã giúp thúc đẩy các thị trường chứng khoán Thái Lan, Indonesia và Philippines tăng hơn 200% trong sáu năm qua tính đến cuối năm 2014, khi các nhà đầu tư đổ nguồn vốn khổng lồ lên tới 16,3 tỷ USD vào các thị trường này. Bên cạnh đó, đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu Á, cũng góp phần làm cho các thị trường chứng khoán Đông Nam Á trở nên hấp dẫn hơn.
Ông Win Udomrachtavanich, Giám đốc điều hành công ty quản lý tài sản One Asset Management Ltd có trụ sở tại Bangkok (Thái Lan), nhận định các nền kinh tế Indonesia, Philippines và Thái Lan đang chịu tác động xấu bởi sự suy giảm của kinh tế toàn cầu và giá hàng hóa sụt giảm. Các đồng tiền yếu hơn cũng là yếu tố thôi thúc các nhà đầu tư có quyết định rút vốn.
Các bài viết khác
- KHÉP LẠI HÀNH TRÌNH CANTON FAIR 126 - QUẢNG CHÂU 2019
- HỘI CHỢ TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Làm thế nào để có một chuyến đi hội chợ thành công
- Số lượng doanh nghiệp đăng ký tham dự hội chợ Bauma CHINA 2018 vượt mức kỳ vọng
- Thoát khỏi “nỗi sợ hãi” mang tên... đồ ăn khi du lịch hội chợ Quảng Châu
- Những hình ảnh ấn tượng về Hội chợ Thương mại Trung Quốc - ASEAN 2018
- Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất được cấp phép xuất khẩu thanh long tươi vào Úc
- Lễ hội hàng thủ công quốc tế Kuala Lumpur tại Malaysia 2017
- Hội chợ thương mại Quốc tế Bình Nhưỡng năm 2017
- Thương mại Việt Nam - Argentina tăng trên 16% năm 2016
- Xuất khẩu tôm lại vấp phải trở ngại lớn ở thị trường Hàn Quốc
- Cá ngừ xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường mới nổi
- Thêm 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD sau 2 tháng
- Xuất khẩu cà phê tăng mạnh
- Toàn cảnh nhóm hàng nông sản trong năm 2016
- Đùi gà Mỹ nhập về VN rẻ bằng 1/10 giá bán tại Mỹ: Người bán cũng sốc
- Giá nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam tiếp tục giảm
- Toàn cảnh nhập khẩu may mặc, dệt may Hoa Kỳ 6 năm gần đây
- Thị trường gạo thế giới năm 2016 và dự báo năm 2017
- Dự kiến xuất khẩu giầy da sẽ bứt tốc trong năm 2017