Nhập khẩu
Trong năm 2013, sản lượng chè EU nhập từ các nước đang phát triển chiếm số lượng lớn 69% tương đương với 27 nghìn tấn trên tổng sản lượng 34 nghìn tấn, chiếm 24% về mặt giá trị. Trong đó, Anh là quốc gia nhập khẩu quan trọng nhất do nước này nhập khoảng 49% khối lượng chè mà các nước thành viên EU cung cấp.
Lời khuyên:
- Tìm hiểu những cơ hội để hợp tác với thị trường chè đóng gói của châu Âu.
- Tận dụng cơ hội để gia tăng giá trị sản phẩm bằng nhiều cách ví dụ như cải tiến túi đựng chè và hãy chắc chắn tuân thủ những yêu cầu và qui định của người mua.
Kenya hiện là nước xuất khẩu chè sang thị trường EU lớn nhất, chiếm 27% khối lượng chè nhập khẩu; theo sau là Ấn Độ (16%), In-đô-nê-xi-a (14%) và Trung Quốc (13%). Trong năm 2012, sản lượng nhập khẩu đã giảm một nửa so với năm 2011 và có xu hướng tiếp tục giảm trong năm 2013. Với chi phí đắt đỏ của chè, mặt hàng cà phê đã phát triển rất mạnh mẽ.
Lời khuyên:
- Xây dựng mối quan hệ lâu dài trong suốt chuỗi cung ứng, cả với người nông dân lẫn người mua. Hãy trở nên đáng tin cậy và luôn giao tiếp trực tiếp.
Tái xuất khẩu sẽ phát triển
Các chuyên gia trong ngành hi vọng rằng, mặc dù doanh số bán chè trong nước sẽ giảm do sự xuất hiện thay thế của hỗn hợp thảo dược nhưng xuất khẩu và tái xuất khẩu sẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng lên từ những thị trường mới nổi ở Đông Âu.
Lời khuyên:
- Chè đặc sản và đặc điểm của công ty có thể thu hút những nhà đầu tư nhỏ, đặc biệt là những người đang tìm mua chè có nguồn gốc đặc biệt.
đơn vị: nghìn tấn
Xuất khẩu tăng nhẹ
Tổng sản lượng chè xuất khẩu của EU trong năm 2013 đạt 111 nghìn tấn, tăng trung bình 2,3% mỗi năm kể từ năm 2009. Trong năm 2013, sản lượng chè xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu từ EU sẽ bao gồm 22% chè xanh và 78% hồng trà. Sản lượng chè xanh xuất khẩu tăng trung bình 8,5% mỗi năm kể từ năm 2009 trong khi đó con số này ở hồng trà chỉ là 1%.
Hồng trà vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất
Không có số liệu báo cáo hải quan cụ thể cho chè thảo mộc nhưng mặt hàng này cùng với chè đặc sản được kì vọng sẽ là những nhân tố chính trong xu thể phát triển xuất khẩu. Sản lượng chè xuất khẩu đã tăng 2,3% từ năm 2009.
Lời khuyên:
- Mặc dù hồng trà vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất nhưng sản lượng xuất khẩu chè thảo mộc và chè đặc sản cũng đang tăng lên.
Các nước nhập khẩu chính
Hầu hết chè được xuất khẩu trong nội khối EU; điều này có nghĩa là các nước xuất khẩu chè và bán cho các thành viên khác thuộc khối Liên minh châu Âu, như Đức (14%), Pháp (14%), Hà Lan (11%) và Ba Lan (10%). Bắc Mĩ cũng là một thị trường nhập khẩu chè từ EU.
Xu hướng thị trường
Nhân tố xã hội - Nâng cao nhận thức về lợi ích sức khỏe
Việc có một tinh thần minh mẫn và sức khỏe tốt là hai vấn đề mà nhiều người tiêu dùng đang lưu tâm. Chè thảo mộc nói riêng và chè nói chung là sản phẩm tự nhiên phù hợp với xu thế này. Chè xanh và chè thảo mộc (hỗn hợp) được đánh giá có giá trị sức khỏe hơn hồng trà.
Lời khuyên:
- Tìm hiểu về cơ hội thêm những chất bổ sung có lợi cho sức khỏa vào sản phẩm. Tìm hiểu đánh giá thị trường về sản phẩm trộn hoặc hỗn hợp chè xanh hoặc hồng trà và thảo mộc.
- Tập trung vào các thị trường đang phát triển như chè xanh cao cấp, chè xanh nhẹ và chè được chứng nhận chất lượng.
Thay đổi sở thích về sự tiện lợi và chất lượng
Nhu cầu sản phẩm tiện lợi chất lượng cao và bao bì nhỏ hơn đang tăng cao. Những túi chè nhỏ và có nhiều kiểu dáng mới như túi đựng chè hình chóp đã được giới thiệu. Bên cạnh đó, nhu cầu về chè sợi (nguyên lá) và chè đơn gốc cũng đang tăng.
Lời khuyên:
- Hãy tìm một công ty nhỏ chuyên đóng gói bao bì ở phân khúc thị trường cao cấp nếu bạn muốn thâm nhập thị trường này. Chè cao cấp thường không được phân phối bởi các nhà bán lẻ mà qua các cửa hàng chuyên về chè và các địa điểm tiêu thụ ngoài hộ gia đình.
Nhân tố kĩ thuật- Máy hái chè tự động giải quyết vấn đề thiếu nhân lực.
Theo truyền thống, chè được hái hoàn toàn thủ công. Tuy nhiên, nhiều người trồng chè đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng và đô thị hóa. Do đó, tự động hóa công nghiệp hái và sấy khô chè là xu hướng chung tất yếu. Bên cạnh lợi thế là tiết kiệm thời gian, quy trình này cũng có nhiều điểm trừ nha: có nguy cơ thu hoạch nhiều lá chè non và thậm chí cả các phần khác của cây chè.
Lời khuyên:
- Chỉ đầu tư vào công nghệ sau khi phân tích chi phí và giá cả một cách kĩ lưỡng.
Nhân tố kinh tế - Sự phục hồi của nền kinh tế hỗ trợ tăng trưởng đồ uống nóng
Sau tình trạng suy giảm kinh tế ở châu Âu vào năm 2008, GDP và lòng tin của người tiêu dùng về sự phục hồi của nền kinh tế đang dần dần được cải thiện. Chỉ số cảm tính kinh tế (ESI) cho thấy mức độ tự tin của người tiêu dùng hiện rất khả quan, hơn 5% vào giữa năm 2014. GDP của EU cũng được dự đoán sẽ tăng 1,5% trong năm 2014 và 2% trong năm 2015. Trong khi đó, GDP của khối đồng tiền chung Euro sau khi giảm 0,4% trong năm 2013 cũng được dự báo sẽ tăng 1,2% trong năm 2014 và 1,8% trong năm 2015. Sự tăng trưởng GDP cũng như sở thích và mức tiêu thụ chè của các nước thành viên EU là không giống nhau.
Lời khuyên:
- Ở những nước có chỉ số ESI và GDP thấp, các loại chè có giá thành cao rất dễ bị thay thế.
- Ngay cả trong thời kì suy thoái kinh tế, các sản phẩm chè có hương vị đặc biệt, chè đặc sản và chè chất lượng cao vẫn là những nhân tố chính đối với sự phát triển của mặt hàng chè nói chung.
- Hiểu rõ cách thức hoạt động của hệ thống giá cả phức tạp hiện nay.
Nhân tố môi trường: Chứng nhận bền vững trở nên phổ biến
Hơn 10 năm qua, một số các loại giấy chứng nhận tập trung chính vào sản phẩm và marketing đã nổi lên như một hiện tượng. Các giấy chứng nhận phổ biến nhất hiện nay là UTZ, R.A, nhãn hiệu thương mại công bằng (Fairtrade Labelling) và sản phẩm hữu cơ. Giá của các loại chè có được những chứng nhận trên luôn ở mức cao.
Lời khuyên:
- Thị trường chè hữu cơ (có chứng nhận) nói riêng và sản phẩm hữu cơ nói chung đang rất phát triển tại EU. Tham khảo thêm về BioFach fair, triển lãm hàng đầu thế giới về sản phẩm hữu cơ để có được thêm dữ liệu thị trường. Bên cạnh đó, tìm hiểu kĩ pháp luật EU về việc sản xuất hữu cơ.
- Hiểu rõ về chuỗi cung ững chè đang tham gia.
Nhân tố chính trị: Nâng cao yêu cầu pháp lý
Yêu cầu pháp lý của châu Âu liên quan đến an toàn thực phẩm như dư lượng thuốc trừ sâu và ô nhiễm vi sinh vật ngày càng được thắt chặt.
Lời khuyên:
- Điều quan trọng là luôn cập nhật những thay đổi mới nhất về các yêu cầu pháp lí.